Cẩn thận khi dùng dầu dừa: không phải là siêu thực phẩm như nhiều người quảng cáo?
Không thể phủ nhận những tác dụng thần kỳ của dầu dừa trong làm đẹp, ăn uống, tuy nhiên cái gì quá cũng không tốt. Sử dụng dầu dừa cũng nên trong chừng mực nhất định để không gây ra những kết quả đáng tiếc ngoài mong muốn.
Có một thời gian, dầu dừa trở thành xu hướng được sử dụng rộng rãi, là bí quyết nằm lòng của các chị em phụ nữ, thậm chí được quảng cáo là siêu thực phẩm. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là: loại chất béo có mùi nhiệt đới này liệu có thực sự cần thiết và tốt cho cơ thể hay không?
Vỗ dĩ phải đặt câu hỏi như vậy vì chất béo vốn mang tiếng xấu và tất cả được khuyên bảo là không nên dùng nhiều chúng. Thế nhưng sau đó, nhiều thông tin đã thay đổi, nhất là các khuyến cáo tránh cá các chất béo xấu như chất béo bão hòa, chất béo bị hydro hóa, và ngược lại cần cung cấp các chất béo tốt, chất béo không bão hòa cho cơ thể.
Có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về dầu dừa, đơn cử như phân tích của giáo sư St-Onge trên nhóm phụ nữ thừa cân. Kết quả cho thấy rằng, nếu sử dụng axit béo chuỗi trung bình như dừa sẽ giúp tiêu thụ năng lượng nhiều hơn so với nhóm người dùng các chất chứa axit béo bão hòa.
Trọng khi đó, Hiệp hội tim mạch nước Mỹ và tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra lời khuyên là nên hạn chế sử dụng dầu dừa, thay thế các chất béo bão hòa (bao gồm cả dầu dừa và thịt mỡ, bơ, dầu cọ, kem, mỡ lợn, phô mai) bằng các chất béo không bão hòa có lợi hơn cho sức khỏe. Các chất béo này có nhiều trong các loại hạt, bơ, cá, dầu hoa hướng dương, dầu hạt cải và dầu ô liu.